Từ trước đến nay, có lẽ chúng ta đã có cơ
hội tiếp xúc hay chơi đàn piano rồi, nhưng để hiểu về nguồn gốc và lịch
sử ra đời của piano thì co thể chúng ta chưa biết rõ. Hôm nay
The Music Home xin
gởi đến mọi người thông tin về lịch sử đàn piano nha.
- Những chiếc
dương cầm cổ điển hay còn gọi thông thường là piano cổ điển ngày nay
được xây dựng trực tiếp từ những chiếc đàn clavico clavecin
(harpsichord) từ khoảng thế kỷ 16 và 17. Khoảng năm 1700, Bartolomeo
Cristofori đã thử tạo ra một chiếc đàn harpsichord mà có thể biểu hiện
âm nhạc một cách truyền cảm hơn, và đã tạo ra một bộ máy mà các búa gõ
vào các dây, khác với đàn harpsichord là dùng quill (dụng cụ gảy đàn
bằng ống lông) để gảy. Một đặc trưng lớn khác ở đàn piano thời đầu của
ông là cơ cấu búa thoát, nó khiến cho búa tách rời khỏi phím một khi các
nốt được đánh lên, và rồi chơi lại ở một vận tốc khác hẳn, làm thay đổi
hẳn sự biểu cảm của chính các note đó. Những chiếc piano đầu tiên của
Critofori vẫn còn chứa đựng rất nhiều nét giống với thiết kế của một cây
đàn clavecin, còn âm thanh thì phần nhiều vẫn như thế, ngoại trừ việc
là người chơi bấy giờ có thể chơi nhạc bằng việc nhấn vào bàn phím.
- Các thiết kế của Cristofori không được biết đến mãi cho đến những năm
cuối của 1700, khi các bản thiết kế piano của ông được xuất bản. Các
nhà sản xuất như Gottfried Silbermann người Đức và học trò của ông là
Christian Friederici và Johannes Zumpe bắt đầu phát triển piano với vai
trò là một nhạc cụ độc lập với clavecin. Mặc dù lúc đầu không được ấn
tượng cho lắm nhưng được J.S.Bach ủng hộ năm 1747. Âm nhạc bắt đầu được
viết riêng cho piano từ năm 1732 và kỷ nguyên của nó với vai trò một
nhạc cụ dành cho biểu diễn bắt đầu.
- Sự phát triển của piano cổ
điển sau năm 1750 diễn ra theo hai hướng cơ bản. Ở Anh, đàn piano được
thiết kế nặng hơn và phức tạp hơn. Ở Đức, một loại khác nhẹ hơn và cấu
trúc đơn giản hơn được biết đến như một cây đàn xứ Vienna, được nhà sản
xuất Johann Andreas Stein xây dựng, đó chính là những cây đàn mà Haydn,
Mozart và Beethoven đã chơi và soạn nhạc trên đó.
- Khi piano cổ
điển ngày càng phát triển, nó dần trở thành một nhạc cụ độc lập và cần
làm cho âm thanh to hơn. Để tăng âm, các dây phải dày hơn và bộ khung
phải khoẻ hơn nữa, như thế có thể đạt được một áp lực lớn hơn. Bộ khung
của đàn piano thông thường được làm bằng gỗ, trở nên dày hơn và nặng hơn
và thanh chằng chéo giúp nó kiên cố hơn. Đến năm 1820, Thomas Allen
thậm chí vẫn còn dùng các ống kim loại để giữ căng các dây, và một nhà
sản xuất thành công người Anh là John Broadwood bắt đầu dùng các tấm
bằng sắt để giữ cho chúng được căng lên, mà giờ đây các đĩa đó phần lớn
được làm bằng kim loại hơn là bằng gỗ. Năm 1825, Alpheus Babcock sáng
chế ra khung bằng gang và sau đó năm 1843, một người Mỹ là Jonas
Chickering bắt đầu làm piano với một đĩa tròn vành, một nét đặc trưng
của các piano cánh ngày nay. Một sự phát triển đáng chú ý khác là việc
chằng các dây, được phát triển bởi Henri Pape vào năm 1828 và Steinway
cấp bằng sáng chế năm 1859, ông đã đặt các dây bass dài hơn lên cao hơn
các dây kim, giúp cho các dây dài hơn ở trong hộp ngắn hơn và đặt các
dây bass ở giữa qua một bảng cộng hưởng (soundboard) để có một sự hồi âm
tốt hơn.
- Piano cổ điển được bắt đầu sản xuất hàng loạt vào
những năm 1800, cùng với sự thành lập của các công ty lớn chuyên sản
xuất đàn Piano cổ điển, những công ty này hoàn toàn phát triển từ nền
tảng của mẫu đàn cánh đó tới năm 1821.
(Sưu Tầm)
THE MUSIC HOME
Popular Posts
-
Trong lịch sử văn minh thế giới, âm nhạc là một khái niệm đã có từ lâu đời và không ngừng phát triển, từ những âm thanh đơn giản cho đến...
-
HỌC ĐÀN PIANO SẼ CÓ ÍCH LỢI GÌ CHO TƯƠNG LAI ? 1. Học đàn piano sẽ giúp chung ta phát triển về trí não, tư duy ( khoa học đã chứng minh ) ...
-
Dàn nhạc giao hưởng ngay từ khi định hình vào cuối thế kỷ 18 với Haydn và Mozart, rồi đến Beethoven vào đầu thế kỷ 19, cũng đã bao gồm 10...
-
Những nghệ sĩ hàng đầu châu Âu sẽ biểu diễn trong các đêm từ 26/11 đến 7/12, giới thiệu dòng nhạc jazz cổ điển, world music và pop. ...
-
1. Yêu thích 2 .Đam mê 3. Năng khiếu 4. Chăm chỉ 5. Sức khoẻ 6. Khả năng tài chính tốt 7. Quyết đoán và cực đoan 8. Kiến thức nghệ th...
-
Từ trước đến nay, có lẽ chúng ta đã có cơ hội tiếp xúc hay chơi đàn piano rồi, nhưng để hiểu về nguồn gốc và lịch sử ra đời của piano thì ...
-
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO PIANO CHUYÊN NGHIỆP I – SƠ CẤP: - Thời gian: 12 tháng ...
-
7 lợi ích khi trẻ học piano Các bậc phụ huynh, các anh chị và các bạn thân mến! Có lẽ các bạn đều biết tác dụng rất lớn từ việc học đàn ...
Lưu trữ Blog
Được tạo bởi Blogger.