NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO PIANO CHUYÊN NGHIỆP CỦA THE MUSIC HOME



                              NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO PIANO CHUYÊN NGHIỆP

I – SƠ CẤP:
-          Thời gian:  12 tháng
-          Từ tháng 1 - 3: Tập nhận biết các note nhac và đọc thuần thục trên mọi vị trí, thực hành trên đàn.
-          Từ tháng 4 – 6:  Tập đọc note nhạc kết hợp với tiết tấu cơ bản, thực hành trên đàn với những tiểu phẩm cho piano
-          6 tháng đầu áp dụng giáo trình được biên soạn đặc biệt của trung tâm The Music Home, và ket hop voi giao trinh Alfred  của Hoa Kỳ ( Đây là thời đểm rất quan trọng vì sử khởi đầu tốt sẽ đem lại nền tảng vững chắc )
-          Từ tháng 7 – 12:  Bước vào chương trình đạo tạo piano theo giáo trình của Nhạc Viện TP HCM với mục địch xây dựng nền tảng về kỷ thuật thật vững chắc. Làm quen với những tác phẩm âm nhạc nổi tiếng trên thế giới
                     II – CĂN BẢN:
-          Thời gian: 12 tháng
-          Từ tháng 1 – 6:  Trang bị kiến thức nhạc lý căn bản và kiến hức âm nhạc thế giới.  Thực hành các tác phẩm nổi tiếng thế giới, tập thực hành để trở thành nghệ sĩ piano chuyên nghiệp.
-          Từ tháng7 – 12: Tập luyện các bài tập kỹ thuật để nâng cao sự điêu luyện của ngón tay
                      III -  TRUNG CẤP:
-          Thời gian: 12 tháng
-          Từ tháng 1-12:  Trang bị các kỹ thuật cầ có về sắc thái trong biễu diễn piano, thực hành các tác phẩm piano nânng cao, làm quen với các tác phẩm nổi tiếng thế giới với các thể loại của World music, semi classic, blues, jazz, pop rock….
                      IV – NÂNG CAO:
-          ThỜi gian :12 tháng
-          Từ tháng 1 -6:  Thự hành các tác phẩm âm nhạc với quy mô lớn, hướng dẫn về tính thẩm mỹ trong âm nhạc, trang bị kiến thức về hoà âm, hợp âm, tiết tấu nâng cao
-          Từ tháng 7 – 12: làm quen với giáo trình âm nhạc ABRSM ( Anh Quốc )
                      VI – LỚP LUYỆN THI CHỨNG CHỈ PIANO QUỐC TẾ ABRSM ( Anh Quốc )
-          Thời gian: 2 năm
-          Chươg trình có 8 Grade
-          Học viên sẽ được huấn luyện đậc biệt về kiến thức và kỹ năng để có thể tham gia thi chứng chỉ ABRSM
-          Tuỳ vào tố chất và khả năng của mỗi học viên để huấn luyện.
-          Định hướng phát triển cho mỗi học viên về phong cách biễu diễn và phương pháp tập luyện để đáp ứng yêu cầu của ABRSM.
-          Liên hệ để học đàn piano đúng phương pháp và hiệu quả: 0908145801

HỌC ĐÀN PIANO SẼ CÓ ÍCH LỢI GÌ CHO TƯƠNG LAI ?

HỌC ĐÀN PIANO SẼ CÓ ÍCH LỢI GÌ CHO TƯƠNG LAI ?

1. Học đàn piano sẽ giúp chung ta phát triển về trí não, tư duy ( khoa học đã chứng minh )
2. Học đàn piano đem lại cho chúng ta có 1 kỹ năng trong cuộc sống giống như ngoại ngữ hay thể thao, giúp chúng ta tự tin và thuận lợi trong cuộc sống, các trường Đại Học trên thế giới đều có ưu đãi cho các sv có khả năng về thể thao hay âm nhạc suất xắc.
3. Học đàn sẽ cho chúng ta một cái nghề, khi chúng ta giỏi đàn thì có thể đi dạy đàn hoặc biểu diễn ở các sân khấu nghệ thuật, đem lại nguồu thu nhập khá tốt
Với 3 điều trên thì có thể khẳng định, học đàn piano đem lại nhiều lợi ích cho chúng ta

Liên hệ học đàn: The Music Home 0908145801



7 LỢI ÍCH KHI TRẺ NHỎ HỌC ĐÀN PIANO

7 lợi ích khi trẻ học piano


Các bậc phụ huynh, các anh chị và các bạn thân mến! Có lẽ các bạn đều biết tác dụng rất lớn từ việc học đàn Piano, học đàn Organ đối với sự phát triển Thể lực, Trí lực và Năng khiếu của trẻ nhỏ :
- Chơi đàn Piano là hình thức giải trí lành mạnh : Âm nhạc sẽ giúp con bạn quên hết mệt mỏi, tận hưởng những giờ phút giải trí lành mạnh . Đồng thời, âm nhạc còn giúp trẻ tránh xa sự cám dỗ của những trò giải trí vô bổ khác.
 

- Giúp trẻ học tốt môn toán và các ngành khoa học khác : Các nhà nghiên cứu của Đại học California , Mỹ kết luận: Trẻ từ 4 - 6 tuổi được học đàn mỗi tuần sẽ phát triển khả năng giải các bài toán đố tốt hơn những đứa trẻ khác đến 34%.
 
- Rèn cho trẻ tính kiên trì, sự tập trung cao độ : Đọc nhạc, nắm bắt các nốt nhạc, nhịp phách, sau đó chuyển các nốt nhạc lên sự di chuyển của đầu ngón tay trên bàn phím, đòi hỏi trẻ phải tập trung cao độ. Chơi đàn cũng là cách rèn cho trẻ tính nghiêm túc khi nhìn nhận 1 vấn đề.
 
- Tự tin hơn: Nếu chơi tốt bản nhạc đầu tiên, trẻ sẽ chơi tốt hơn những bản nhạc tiếp theo. Thành công ấy sẽ giúp trẻ tự tin hơn về khả năng của chính mình.
 
- Rèn nhân cách, lập trường : Học đàn piano không phải là điều dễ dàng. Trẻ cần thuộc nốt, tập trung cao và phải có tính kiên nhẫn. Những bài học đó giúp con bạn rèn luyện nhân cách và có đủ bản lĩnh để đối mặt với thử thách trong cuộc sống sau này.
 
- Phát huy trí tưởng tượng: Thả hồn qua âm nhạc, trẻ sẽ có điều kiện để phát huy sự sáng tạo, trí tưởng tượng của mình.
 
- Khả năng phân tích âm nhạc cao: Chơi tốt đàn piano, trẻ sẽ đạt khả năng thẩm âm tốt. Khi nghe một bản nhạc lạ, trẻ dễ dàng phân tích nốt trầm, bổng, nhịp đơn, lẻ của tác phẩm . Biết đâu con bạn sẽ trở thành một thiên tài âm nhạc sau này!

8 YẾU TỐ QUAN TRỌNG ĐỂ HỌC THÀNH CÔNG ÂM NHẠC

1. Yêu thích
2 .Đam mê
3. Năng khiếu
4. Chăm chỉ
5. Sức khoẻ
6. Khả năng tài chính tốt
7. Quyết đoán và cực đoan
8. Kiến thức nghệ thuật rộng.

LỊCH SỬ ĐÀN PIANO

Từ trước đến nay, có lẽ chúng ta đã có cơ hội tiếp xúc hay chơi đàn piano rồi, nhưng để hiểu về nguồn gốc và lịch sử ra đời của piano thì co thể chúng ta chưa biết rõ. Hôm nay
The Music Home xin gởi đến mọi người thông tin về lịch sử đàn piano nha.
- Những chiếc dương cầm cổ điển hay còn gọi thông thường là piano cổ điển ngày nay được xây dựng trực tiếp từ những chiếc đàn clavico clavecin (harpsichord) từ khoảng thế kỷ 16 và 17. Khoảng năm 1700, Bartolomeo Cristofori đã thử tạo ra một chiếc đàn harpsichord mà có thể biểu hiện âm nhạc một cách truyền cảm hơn, và đã tạo ra một bộ máy mà các búa gõ vào các dây, khác với đàn harpsichord là dùng quill (dụng cụ gảy đàn bằng ống lông) để gảy. Một đặc trưng lớn khác ở đàn piano thời đầu của ông là cơ cấu búa thoát, nó khiến cho búa tách rời khỏi phím một khi các nốt được đánh lên, và rồi chơi lại ở một vận tốc khác hẳn, làm thay đổi hẳn sự biểu cảm của chính các note đó. Những chiếc piano đầu tiên của Critofori vẫn còn chứa đựng rất nhiều nét giống với thiết kế của một cây đàn clavecin, còn âm thanh thì phần nhiều vẫn như thế, ngoại trừ việc là người chơi bấy giờ có thể chơi nhạc bằng việc nhấn vào bàn phím.
- Các thiết kế của Cristofori không được biết đến mãi cho đến những năm cuối của 1700, khi các bản thiết kế piano của ông được xuất bản. Các nhà sản xuất như Gottfried Silbermann người Đức và học trò của ông là Christian Friederici và Johannes Zumpe bắt đầu phát triển piano với vai trò là một nhạc cụ độc lập với clavecin. Mặc dù lúc đầu không được ấn tượng cho lắm nhưng được J.S.Bach ủng hộ năm 1747. Âm nhạc bắt đầu được viết riêng cho piano từ năm 1732 và kỷ nguyên của nó với vai trò một nhạc cụ dành cho biểu diễn bắt đầu.
- Sự phát triển của piano cổ điển sau năm 1750 diễn ra theo hai hướng cơ bản. Ở Anh, đàn piano được thiết kế nặng hơn và phức tạp hơn. Ở Đức, một loại khác nhẹ hơn và cấu trúc đơn giản hơn được biết đến như một cây đàn xứ Vienna, được nhà sản xuất Johann Andreas Stein xây dựng, đó chính là những cây đàn mà Haydn, Mozart và Beethoven đã chơi và soạn nhạc trên đó.
- Khi piano cổ điển ngày càng phát triển, nó dần trở thành một nhạc cụ độc lập và cần làm cho âm thanh to hơn. Để tăng âm, các dây phải dày hơn và bộ khung phải khoẻ hơn nữa, như thế có thể đạt được một áp lực lớn hơn. Bộ khung của đàn piano thông thường được làm bằng gỗ, trở nên dày hơn và nặng hơn và thanh chằng chéo giúp nó kiên cố hơn. Đến năm 1820, Thomas Allen thậm chí vẫn còn dùng các ống kim loại để giữ căng các dây, và một nhà sản xuất thành công người Anh là John Broadwood bắt đầu dùng các tấm bằng sắt để giữ cho chúng được căng lên, mà giờ đây các đĩa đó phần lớn được làm bằng kim loại hơn là bằng gỗ. Năm 1825, Alpheus Babcock sáng chế ra khung bằng gang và sau đó năm 1843, một người Mỹ là Jonas Chickering bắt đầu làm piano với một đĩa tròn vành, một nét đặc trưng của các piano cánh ngày nay. Một sự phát triển đáng chú ý khác là việc chằng các dây, được phát triển bởi Henri Pape vào năm 1828 và Steinway cấp bằng sáng chế năm 1859, ông đã đặt các dây bass dài hơn lên cao hơn các dây kim, giúp cho các dây dài hơn ở trong hộp ngắn hơn và đặt các dây bass ở giữa qua một bảng cộng hưởng (soundboard) để có một sự hồi âm tốt hơn.
- Piano cổ điển được bắt đầu sản xuất hàng loạt vào những năm 1800, cùng với sự thành lập của các công ty lớn chuyên sản xuất đàn Piano cổ điển, những công ty này hoàn toàn phát triển từ nền tảng của mẫu đàn cánh đó tới năm 1821.

(Sưu Tầm)

Twinkle twinkle little star

Bài hát đơn giản danh cho những bạn bắt đầu làm quen với đàn piano


8 ý tưởng lớn làm thay đổi lịch sử âm nhạc

Trong lịch sử văn minh thế giới, âm nhạc là một khái niệm đã có từ lâu đời và không ngừng phát triển, từ những âm thanh đơn giản cho đến chiếc những thiết bị tân tiến ngày nay. 

8 ý tưởng lớn làm thay đổi lịch sử âm nhạc - ảnh 1Chiếc đàn piano trong căn hộ cũ của nhà soạn nhạc huyền thoại Mozart - 
Ảnh: Reuters
1. Pythagoras sáng tạo nên thang âm
Trước Pythagoras, âm nhạc vẫn được xem như một khái niệm thần bí. Những bằng chứng khảo cổ học đã cho thấy nhiều nhạc cụ đã có từ 35 nghìn năm trước. Tuy nhiên, không một lời giải thích nào được đưa ra cho câu hỏi vì sao có những âm thanh hài hòa hay đối chọi nhau.
Nghiên cứu của Pythagoras đã làm sáng tỏ bí ẩn trên. Vào khoảng năm 500 TCN, ông đã tìm ra mối quan hệ mật thiết giữa toán học và âm nhạc, đưa ra một hệ thống những nốt nhạc bắt tai và hài hoa khi đứng chung với nhau, được gọi là thang âm (scale).
Dù trải qua một quá trình lịch sử lâu dài, thang âm của Pythagoras được cho là rất sát với thang âm cơ bản nhất được sử dụng ngày nay “đô rê mi fa son la si đô”. Phát hiện của Pythagoras đã đặt nền móng cơ bản nhất cho lịch sử âm nhạc mà nếu không có nó, có lẽ cũng không thể có những Beethoven, Mozart hay âm nhạc hiện đại ngày nay.
8 ý tưởng lớn làm thay đổi lịch sử âm nhạc - ảnh 2 
 Một bản nhạc hiện đại - Ảnh: YouTube
2. Ghi chép âm nhạc
Vào giữ thế ký thứ 7, học giả St.Isidore của Tây Ban Nha đã chỉ ra một vấn đề lớn trong âm nhạc lúc bấy giờ. “Nếu không thể được lưu giữ trong trí nhớ của nhân loại, âm nhạc sẽ chết vì chúng không thể được viết ra trên giấy”, ông phát biểu.
Nhiều thế kỷ sau đó, các linh mục ở Tây Ban Nha và Ý đã cùng nhau tìm ra hướng giải quyết cho vấn đề trên. Họ đã phát minh ra một hệ thống các biểu tượng để giúp họ nhớ được độ trầm bổng và mạch giai điệu của những bài thánh ca.
Tuy nhiên, phải đến khi linh mục Guido d’Arezzo của Ý sáng tạo nên những dòng kẻ, đặt và sắp xếp những biểu tượng trước đó lên theo một quy luật nhất quán, khái niệm “ghi chép âm nhạc” mới chính thức ra đời và được sử dụng đến nay.
3. Đàn dương cầm trở thành một phần trong gia đình
Trong một bức thư gửi chị gái Cassandra của mình, nữ nhà văn Jane Austen đã viết: “Chúng ta sẽ mua một cây đàn piano, em sẽ tập những điệu múa đồng quê, và chúng ta sẽ có những cuộc vui thú vị với những đứa cháu khi chúng ghé thăm”.
Những dòng thư của Austen là một ví dụ điển hình cho nhiều gia đình trung lưu ở châu Âu đầu thế kỷ 19. Cuộc Cách mạng Công nghiệp đã khiến việc sản xuất những chiếc đàn piano trở nên dễ dàng và ít tốn kém hơn. Theo đó, việc dạy và học nhạc cũng được xem là nét đặc trưng của giai cấp tư sản bấy giờ.
Sự xuất hiện của chiếc đàn piano trong các hộ gia đình đã dập tắt không khi ảm đạm trong những buổi chiều tối. Những buổi trình diễn mang tính cá nhân đã đưa chiếc đàn piano ra khỏi khán phòng hay nhà thờ lớn, nơi mà trước đó chỉ có giới quý tộc mới có thể thưởng thức âm thanh của nhạc cụ này.
4. Bản thu âm đầu tiên
Khi nhà phát minh Thomas Alva Edison chế tạo ra chiếc máy thu âm vào năm 1877, câu nói được ghi âm đầu tiên trong lịch sử chính là “Mary had a little lamb”. Những cải tiến và hoàn thiện sau đó phải kể đến máy hát rẻ tiền và đĩa cao su của Emile Berliner, đánh dấu một cột mốc mới cho nền công nghiệp âm nhạc hiện đại.
Sau đó, Berliner cùng với kỹ sư Eldridge Johnson đã thành lập nên công ty Victor Talking Machine, đưa máy hát thâm nhập vào thị trường và hãng thu âm RCA Victor nổi tiếng, với hình ảnh chú chó Nipper ngồi kế chiếc máy hát. RCA Victor sau đó đã trở thành một trong những nhà tiên phong trong công nghệ thu âm và phát hành đĩa vinyl (đĩa than) ra thị trường lúc đó.
Đến tận ngày nay, RCA Victor vẫn được xem như một trong những nhãn hiệu hàng đầu của Sony Music Entertainment, cũng như đĩa vinyl đang dần trở thành một mốt dành cho những người sành điệu mê âm nhạc.
8 ý tưởng lớn làm thay đổi lịch sử âm nhạc - ảnh 3Bên trong một phòng thu hiện đại của Sony Music Entertainment - Ảnh: Reuters
5. Sự ra đời của phát thanh vô tuyến
Vào ngày 13.1.1910, nhà phát minh Lee de Forest đã phát sóng giọng hát của giọng ca opera huyền thoại người Ý Enrico Caruso đi khắp thành phố New York từ Nhà hát opera Metropolitan.
Dù cho lúc bấy giờ chỉ có thể nghe được âm thanh nhiễu sóng, sự kiện trên đã đưa ngành truyền thông sang một kỷ nguyên mới, đưa quảng cáo, thương mại, tin tức và cả những bản nhạc pop đến với các hộ gia đình. Trong nhiều năm tiếp theo, các đài phát thanh mọc lên với tốc độ chóng mặt khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển.
Vào những năm 1930, hơn nửa số hộ gia đình ở Mỹ đều có radio. Sự ra đời của dòng nhạc rock ‘n’ roll những thập kỷ sau đó càng khiến radio trở thành một biểu tượng văn hóa trong sinh hoạt của người Mỹ, nền công nghiệp âm nhạc cũng theo đó phát triển vượt trội.
8 ý tưởng lớn làm thay đổi lịch sử âm nhạc - ảnh 4Radio đã trở thành một trong những phương tiện truyền thông có tầm ảnh hưởng nhất mọi thời đạ i- Ảnh: Reuters
6. Bảng xếp hạng đầu tiên được phát hành
Năm 1936, tạp chí công nghiệp Billboard cho ra mắt một tính năng mới mang tên Chart Line giúp hiển thị những ca khúc được ưa thích nhất trên ba kênh radio chính tại Mỹ.
Vào tháng 7.1940, bảng xếp hạng "Những đĩa đơn bán chạy nhất" được công bố với vị trí quán quân thuộc về Never Smile Again của ca sĩ huyền thoại Frank Sinatra. Tháng 8.1958, bảng xếp hạng 100 đĩa đơn mới nhất ra đời và được duy trì đến ngày nay. Bảng xếp hạng còn được tích hợp thêm chức năng download (tải nhạc) và phát trực tiếp.
7. Sự khởi đầu của nhạc điện tử
Năm 1948, một người Pháp tên Pierre Schaeffer đã sản xuất được một mẫu nhạc mới đầu tiên, gọi là musique concrete - một tổ hợp âm thanh từ môi trường xung quanh và những âm thanh vô giai điệu. Mẫu nhạc ấy là sản phẩm của công nghệ, được tạo ra và truyền bá bằng phương tiện điện tử.
Schaeffer tiếp tục nghiên cứu và làm việc cùng với nhà soạn nhạc Karlheinz Stockhausen ở phòng thu Cologne, Paris. Cologne trở thành phòng nghiên cứu nhạc điện tử nổi tiếng nhất với việc sản xuất ra thiết bị synthesizer (tạm dịch: nhạc cụ tổng hợp) đặt tiền đề cho những nhạc cụ điện tử hiện đại sau này.
Các nhạc cụ tổng hợp tiếp tục được sử dụng bởi những band nhạc Rock, từ đó trở nên một phần thiết yếu cho việc sản xuất các thể loại nhạc như hip-hop và dance. Không có những nhạc cụ điện tử và thủ thuật sản xuất âm nhạc thì hầu hết các bài hát cũng như bản phối ngày nay sẽ rất khác.
8. Sự ra đời của máy Walkman
Hãng điện tử Philips đã biến đổi thành công những băng cối thành chiếc máy ghi âm cỡ nhỏ tiện lợi, được trưng bày đầu tiên tại West Berlin, 1963. Năm 1910, chiếc headphone đầu tiên được sáng chế bởi Nathaniel Baldwin ngay tại bàn ăn của ông.
Đến 1979 máy Walkman ra đời từ việc kết hợp hai phát minh trên để tạo thành một phụ kiện bỏ túi hợp nhất. Bộ máy Walkman, sau khi được phát triển thành các dạng máy như Discman, iPod và các điện thoại thông minh hiện nay, đã chứng tỏ nó là một sản phẩm của một ý tưởng tiên tiến trong lịch sử về công nghệ âm nhạc.
walkman 
Chiếc máy nghe nhạc Walkman đã từng là một hiện tượng văn hóa, đưa âm nhạc đến gần với cuộc sống thường ngày hơn - Ảnh: Reuters

 
 Theo Thanh niên Online